..



Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

'55 tuổi nghỉ hưu, chị em chưa kịp cất cánh đã phải hạ cánh'


Góp ý với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ Lao động, nhiều đại biểu cho rằng rất bất công cho phụ nữ khi phải nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm, chưa kể mất 5 năm sinh đẻ, cơ hội nghề nghiệp vì thế giảm đi nhiều.

> Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lãnh đạo lên 5 năm

Phát biểu tại hội thảo tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tổ chức ngày 27/2 tại Hà Nội, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đồng tình với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có trình độ chuyên môn cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt lên 5 năm so với quy định hiện nay. 


 "Mọi người thường than thở có ít chị em làm lãnh đạo. Thế nhưng với quy định tuổi nghỉ hưu 55 như hiện nay, chị em chưa kịp cất cách thì đã phải hạ cánh. Và trong khoảng 30 năm làm việc cống hiến thì chị em đã mất 5 năm để sinh đẻ", bà Ninh nói.

Bà Ninh đề nghị, tuổi nghỉ hưu không phân biệt đối tượng, không nên đặt vấn đề có nguyện vọng thì mới được xem xét tăng tuổi nghỉ hưu vì sẽ không ai bày tỏ nguyện vọng đó. Cũng không nên đặt vấn đề có sức khỏe và đơn vị có yêu cầu vì thực tế có lao động nam 57 tuổi mà trình độ thấp vẫn làm, trong khi đó phụ nữ 55 tuổi còn sức khỏe, trình độ nhưng vẫn phải nghỉ hưu. 

"Có người lo ngại cho sức khỏe của phụ nữ khi họ phải làm việc quá sức, nhưng lập luận đó là không ổn, nên tiếp cận theo hướng hiện đại. Còn nếu nói nữ nghỉ hưu sớm để tạo đầu vào thì không được, cả nam và nữ sẽ cùng nghỉ mới đảm bảo công bằng", bà Ninh nói. 

Kết quả vote của VnExpress.


 Còn theo nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nam nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 60 là rất phù hợp, như vậy sẽ đỡ lãng phí nguồn lao động đang độ cống hiến tốt, bền vững quỹ bảo hiểm khi tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng lên.

Theo nguyên Thủ tướng, cần đảm bảo quyền nghỉ hưu của lao động nữ, chỉ có phụ nữ được hưởng quyền ưu tiên lựa chọn về hưu ở độ tuổi 50 nếu ở các ngành nghề nặng nhọc độc hại, ở độ tuổi 55 ở môi trường làm việc bình thường, và được bảo đảm lương hưu như quy định. Nếu chị em có điều kiện tiếp tục làm việc thì sẽ làm cho đến 60 tuổi.

"Khi phụ nữ không sử dụng quyền nghỉ hưu ở độ tuổi ưu tiên là 50 hoặc 55 thì việc tham gia quản lý cần rà soát thời gian bổ nhiệm của nhiệm kỳ đó và lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá năng lực rồi mới quyết định việc có tham gia quản lý hay không", ông Khải đề xuất.

Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cũng cho rằng, xu hướng lao động trí óc ngày càng chiếm tỷ lệ cao và phụ nữ không hề thua kém nam giới nên việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ là hoàn toàn thỏa đáng. Ngược lại, những người lao động chân tay thì cần được nghỉ hưu sớm hơn. 

Ông Trọng dẫn chứng, theo báo cáo mới đây của Liên hợp quốc thống kê 142 quốc gia thì 51 nước tuổi nghỉ hưu của lao động nữ kém nam giới (thường là 5 tuổi, trong đó có Việt Nam), còn 91 nước tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như nhau. Khi kinh tế tri thức ngày càng phát triển, lao động trí óc chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế xã hội nên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ngày càng gần nhau.

Việt Nam kỳ vọng tuổi thọ trung bình đạt 80-83 tuổi. Như vậy nếu về hưu ở tuổi 60 thì nam giới còn được hưởng hưu trí 20 năm nữa, còn nếu về hưu ở tuổi 55 thì người phụ nữ được hưởng hưu trí 28 năm, đó là một con số rất dài. Trong khi đó, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tiền đóng bảo hiểm xã hội trong 20 năm kể cả tiền lãi chỉ đảm bảo trả lương hưu cho 8 năm. Như vậy nếu nam giới sống thêm 20 năm kể từ khi nhận sổ hưu còn nữ giới sống thêm 28 năm thì nguy cơ vỡ quỹ là rất lớn, chưa kể tỷ lệ giữa người đóng bảo hiểm và người hưởng bảo hiểm đang giảm xuống một cách trầm trọng. 

"Theo thống kê, năm 1996, cứ 217 người đóng bảo hiểm mới có 1 người hưởng bảo hiểm; đến năm 2000 thì có 34 người đóng bảo hiểm thì có 1 người hưởng và đến 2011 thì 9,9 người đóng bảo hiểm có 1 người hưởng. Vì vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một cách để chúng ta bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đó mới chỉ là yếu tố đầu ra. Yếu tố đầu vào của lực lượng lao động là rất lớn nên phải cân đối hài hòa giữa 2 độ tuổi này", ông Trọng lưu ý.

Điều 187, Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 16/8/2012, có hiệu lực từ 1/5/2013 quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định trên. Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Hoàng Thùy
--> Read more..

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Hình ảnh chướng mắt ở lễ hội đầu năm


Đầu năm đọc báo lại thấy không vui. Bao giờ dân trí mình nâng cao để khỏi thấy những nhốn nháo này. Mình đã đi lễ hội ở Taiwan, người ta vừa đi vừa thư giãn nghỉ ngơi, ai nấy đều có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của họ, giữ gìn những di tích, môi sinh và cảnh quan xung quanh. Còn mình thì đến bao giờ nhỉ?

TTM.
PP. 26/2/2013




Chen lấn cáp treo, xẻ thịt thú rừng chùa Hương; giành giật cành lộc, giẫm đạp xin ấn đền Trần; trèo tường, chui cửa chùa Bái Đính; hay ăn xin, rải tiền, cướp chiếu, xin nước thánh... đang khiến nhiều lễ hội mất dần ý nghĩa.
> Giẫm đạp lên nhau mua ấn đền Trần

Năm nào cũng vậy, đầu năm mới, hàng chục nghìn người lại đổ về chùa Hương lễ phật khiến đường lên tắc nghẽn.
Đầu năm, hàng chục nghìn người đổ về chùa Hương lễ phật khiến cả đường bộ lẫn cáp treo đều tắc nghẽn. Nhiều người phải hành xác suốt nhiều giờ mới lên được Hương Tích trong tiết trời mưa, lạnh. (Xem ảnh)
Dù có lệnh cấm nhưng các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật, trong đó có cả nai, nhím, hoẵng...
Dù có lệnh cấm nhưng các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật, trong đó có cả nai, nhím, hoẵng... cho khách hành hương về đất phật. (Xem ảnh)
Tương tự, hàng nghìn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến di tích này quá tải.
Tương tự, hàng nghìn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến di tích này quá tải. Đâu đâu cũng thấy những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mã ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân. Cảnh khấn thuê, cò mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức... vẫn diễn ra. (Xem ảnh)
Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách.
Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách. Nhiều trẻ em bị ép buộc, lạm dụng để kiếm tiền, trước sự bất lực của Ban quản lý di tích. (Xem ảnh)
Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), cả nghìn người chen nhau chui vào điện
Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), không chỉ đua nhau ném tiền vào kiệu rước, cả nghìn người dân còn chen nhau chui vào đền, giành giật hoa và cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn. (Xem ảnh)
Sáng hôm sau, lễ phát ấn đền Trần diễn ra, hàng nghìn người lại xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức.
Sáng hôm sau, lễ phát ấn đền Trần diễn ra, hàng nghìn người lại xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Nhiều người bị xô ngã, mất trộm, rạch túi trong khi bổng lộc, may mắn chưa thấy đâu. (Xem ảnh)
Tình trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Tình trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Mặc dù Ban quản lý di tích đã căng hàng rào không cho khách tham quan sờ đầu rùa đội bia đá nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn cố tình bế con qua hàng rào để vào sờ đầu rùa mong học giỏi.
Tình trạng lộn xộn còn diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khách tham quan còn bắt chước, đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí, nhiều người còn gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may.
Để tiết kiệm thời gian, tránh phải đi vòng xa nên nhiều khách đi lễ chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á - đã chui qua cửa, trèo tường để ra ngoài.
Để tiết kiệm thời gian, tránh phải đi vòng xa nên nhiều khách đi lễ chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á - đã chui qua cửa, trèo tường để ra ngoài. Dịch vụ cho thuê thang nhờ đó cũng phất lên. (Xem ảnh)
Hay như đầu năm, người dân ùn ùn đổ về Phủ Na (Thanh Hóa)
Hay như đầu năm, người dân ùn ùn đổ về Phủ Na (Thanh Hóa) hứng "nước thánh" chảy ra từ vách núi đá để tắm rửa đầu năm nhằm "gột rửa bụi trần". (Xem ảnh)
Với mong muốn sinh con trai, hàng nghìn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ "đúc Bụt". Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn.
Với mong muốn sinh con trai, hàng nghìn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ "đúc Bụt". Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn. (Xem ảnh)
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại lễ cướp Phết (Lập Thạch, Vĩnh Phúc)
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại lễ cướp Phết (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Sau lễ hội, cả chục xe máy bị đám đông giẫm bẹp trong lúc tranh phết. (Xem ảnh)
Nhóm phóng viên


--> Read more..